top of page
Tìm kiếm

Kinh tế Việt Nam thời COVID-19: Chính sách ngành

Đã cập nhật: 31 thg 3

Tóm tắt

Các cụm ngành đóng vai trò then chốt và là động lực phát triển kinh tế của mỗi nước. Một cụm ngành thường được cấu thành từ các ngành có mức độ tập trung cao tại quốc gia và có lợi thế cạnh tranh so với bình quân toàn thế giới. Để xác định được các ngành có tiềm năng phát triển, phần phân tích cụm ngành thực hiện hai bước:

  1. phác họa tỷ trọng GDP, vốn đầu tư và lao động của các ngành kinh tế một quốc gia, và

  2. tiến hành đánh giá vị thế và tiềm năng của từng ngành bằng cách sử dụng các công cụ phân tích, bao gồm ma trận thương số vị trí (LQ) và phân tích shift-share.


Sử dụng phương pháp phân tích thương số vị trí và phân tích shift-share, các ngành được xác định là ngành “nổi bật”, giúp định hình đặc điểm quốc gia và có tiềm năng phát triển của Việt Nam bao gồm

  1. công nghiệp chế biến, chế tạo;

  2. xây dựng; và

  3. dịch vụ lưu trú, ăn uống (du lịch).


Bên cạnh đó, ngành nông - lâm - ngư nghiệp là ngành cung cấp việc làm và có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế quốc gia nhưng vị thế cạnh tranh của ngành đang bị suy giảm so với nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời mức độ tập trung lao động giảm theo thời gian, điều này cảnh báo nguy cơ suy yếu của một trong những trụ cột kinh tế chính. Ngoài ra, các ngành thương nghiệp, công nghiệp khác và hoạt động dịch vụ khác là những ngành có lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên mức độ tập trung còn thấp. Đặc biệt, ngành thương nghiệp có quy mô lao động và đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của Việt Nam, nhưng tăng trưởng mức độ tập trung lao động chưa cao.


Đại dịch COVID-19 đã vẽ ra một bức tranh rõ ràng về sự thay đổi đáng kể của nền kinh tế và môi trường thế giới trong thời gian sắp tới. Bằng ma trận thương số LQ, phân tích shift-share, kết hợp với các thống kê, so sánh, các nhóm ngành nông nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ lưu trú, ăn uống (du lịch); thương nghiệp; logistics và y tế là các nhóm ngành quan trọng ở Việt Nam trong tương lai, cần có những đề xuất chính sách phát triển khi dịch bệnh được kiểm soát. Ngoài ra, bằng tổng hợp các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng ngành và những bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển ngành có thể thấy, bên cạnh thể chế, chính sách thì công nghệ và con người là yếu tố then chốt sẽ quyết định duy trì sự phát triển bền vững. Do đó, để nhanh chóng phục hồi và bắt kịp tiến độ phát triển của các nước trên thế giới, Việt Nam cần có những lực chọn chính sách, chiến lược đúng đắn và phù hợp đối với thực trạng của quốc gia.


Nhóm tác giả:

TS. Võ Tất Thắng, Nguyễn Thị Hồng Ngọc,

Nguyễn Thị Bích Hiền, Nguyễn Hoàng Lan, và Trương Trần Minh Thư


HAPRI POLICY DISCUSSION SERIES 10/2021


Xem bài viết đầy đủ tại:



56 lượt xem0 bình luận

Comentarios


bottom of page