top of page
Tìm kiếm

Những dự báo buồn cho Đồng bằng sông Cửu Long

Đã cập nhật: 31 thg 3

Nghiên cứu được công bố gần đây ở Hà Lan đã bổ sung thêm cái nhìn sâu sắc về những gì đang xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, vùng sản xuất lương thực quan trọng của đất nước, đóng góp khoảng 50% vào GDP nông nghiệp. Nghiên cứu cho rằng đến năm 2050, đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiến tới điểm giới hạn (Tipping Point) mà tại đó khu vực này sẽ không còn khả năng đối phó với vấn đề xâm nhập mặn, gây tình trạng mất đất sản xuất.


Đồng bằng sông Mekong - Vựa lúa quốc gia. Nguồn: Báo Kinh doanh và Tiếp thị

Trọng điểm được quan tâm hơn 10 năm qua trong bài nghiên cứu là kết luận rằng biến đổi khí hậu chỉ là nguyên nhân gây ra khoảng 5% các vấn đề hiện tại của khu vực. Thay vào đó, bài nghiên cứu lập luận rằng cho đến nay thủ phạm chính là các con đập được xây dựng trên dòng chính sông Mekong ở Trung Quốc và Lào - 11 đập ở Trung Quốc và 2 đập ở Lào - cộng với hơn 300 đập đã được xây dựng trên các nhánh sông chảy vào lòng Mekong. Các rào cản này đã dẫn đến sự suy giảm mạnh dòng chảy phù sa xuống sông Mê Kông, cướp đi nguồn dinh dưỡng quan trọng, và không thể bồi đắp lớp đất mới trong lúc loại bỏ côn trùng gây hại vùng châu thổ.


Nếu lớp đất mới không được bồi đắp khi nước triều lên, vùng đồng bằng sẽ dễ bị xâm nhập mặn kèm theo mực nước dâng cao. Nhưng hiện tại, sự gia tăng mực nước biển này ít có tác động lên khu vực mà thay vào đó, việc khai thác cát quy mô lớn, ở Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam mới gây nhiều ảnh hưởng. Với sự bùng nổ xây dựng trong thập kỷ qua ở các quốc gia bên trên, nguồn cung cát rất quan trọng trong việc xây dựng. Tuy nhiên việc khai thác cát ở sông Mekong đồng nghĩa với việc lòng sông sẽ trở nên sâu hơn, nước chảy nhanh hơn và quét qua các khu vực sau đó những vùng đất này sẽ tiếp xúc với nước mặn, gây xâm nhập mặn vào mùa khô.


Thuyền chở cát tại Tiền Giang. Nguồn: Hien Phu Thu

Những kết luận được tóm tắt bên trên không được xem là giảm thiểu các mối đe dọa dài hạn liên quan đến biến đổi khí hậu. Thay vào đó, tác động của các con đập đối với sông Mekong và các phụ lưu của nó cộng với tác động của việc khai thác cát đang tạo ra một tình huống trong đó biến đổi khí hậu sẽ có nhiều khả năng gây ra nhiều tác hại hơn vào năm 2050.


Tác giả: Milton Osborne

Dịch: Viện Nghiên cứu Chính sách Nông nghiệp và Sức khỏe

91 lượt xem0 bình luận

תגובות


bottom of page